Tác hại của việc thiếu nồng độ oxy trong máu? Nguyên nhân,triệu chứng,và cách điều trị

1.Nồng độ oxy trong máu là gì?

Nồng độ oxy trong máu cho biết mức độ oxy có trong mạch máu chảy qua các động mạch của cơ thể. Máu sẽ vận chuyển oxy tới các tế bào trong cơ thể. Khi hít thở và đưa oxy vào phổi, các tế bào hồng cầu liên kết với oxy và đem chúng đi khắp cơ thể qua máu. Ở cấp độ tế bào, oxy giúp thay thế các tế bào bị hao mòn, cung cấp năng lượng và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Vì vai trò rất quan trọng nên cần phải đảm bảo nồng độ oxy ở mức bình thường, không được quá cao hay quá thấp.

nồng độ oxy trong máu

2.Nồng độ oxy trong máu được đo như thế nào?

Máy đo nồng độ oxy máu kẹp vào ngón tay và hiển thị thông tin trên màn hình

Để đo nồng độ oxy trong máu, không cần phải lấy máu mà sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu, còn gọi là độ bão hòa oxy, được gọi là máy đo oxy xung. Đây là một thiết bị nhỏ kẹp vào đầu ngón tay và giúp xác định tỷ lệ tế bào hồng cầu đang vận chuyển oxy so với tế bào trống.

Máy đo oxy xung phát ra một loại ánh sáng xuyên qua móng tay, da, mô và máu đến cảm biến ở phía bên kia. Thiết bị đo ánh sáng đi qua mà không bị hấp thụ bởi mô và mạch máu. Sau đó, máy sẽ sử dụng phép đo để tính toán ra nồng độ oxy trong máu, hiển thị trực tiếp trên màn hình.

nồng độ oxy trong máu

3.Nguyên nhân gây hạ oxy máu

Dưới đây là một số nhân tố có thể dẫn đến tình trạng hạ oxy máu, bao gồm:

  • Vấn đề về chức năng phổi: Phổi không có khả năng nhận và gửi oxy đến tất cả các tế bào và mô của cơ thể
  • Không có đủ lượng oxy trong không khí
  • Không có khả năng lưu thông máu đến phổi, thu thập oxy và vận chuyển nó đi khắp cơ thể

Bệnh nhân mắc bệnh lý về phổi có thể gây tình trạng hạ oxy máu

nồng độ oxy trong máu

Ngoài ra, một số điều kiện y tế khác cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới mức oxy trong máu, bao gồm:

  • Viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng
  • Hen suyễn
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc COPD
  • Bệnh phổi kẽ
  • Hội chứng suy hô hấp cấp tính hoặc ARDS
  • Bệnh tim, bao gồm cả bệnh tym bẩm sinh
  • Thiếu máu
  • Vỡ phổi
  • Tắc nghẽn động mạch trong phổi do cục máu đông
  • Chất lỏng dư thừa trong phổi
  • Thuyên tắc phổi
  • Xơ phổi, sẹo và tổn thương phổi
  • Chứng ngưng thở khi ngủ
  • Sử dụng một số loại thuốc, bao gồm thuốc giảm đau hoặc các chất gây nghiện

Những nguy hiểm khi bị thiếu oxy trong máu:

Bất kỳ một vấn đề về sức khỏe hay sự rối loạn nào cũng có thể khiến cho mức độ bão hòa oxy bị giảm xuống. Khi đó, cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng thiếu oxy.

Ngoài ra, đối với những người thường xuyên hút thuốc lá thường khó xác định chính xác được chỉ số SpO2, bởi vì hút thuốc sẽ làm cho carbon monoxide tích tụ lại trong máu, và khiến cho máy đo oxy cũng không thể phân biệt được giữa các loại khí với nhau. Để biết được chính xác mức oxy trong máu, cách duy nhất là thực hiện xét nghiệm ABG.

o2

4.Triệu chứng của hạ oxy máu

  • Đau đầu: Triệu chứng đầu tiên dễ nhận biết nhất của tình trạng thiếu oxy đó chính là đau đầu. Bạn sẽ có cảm giác đầu bị nặng trịch, nhất là những lúc phải di chuyển, mới ngủ dậy hoặc phải suy nghĩ nhiều.
  • Hoa mắt chóng mặt: Người bị thiếu oxy thường hay gặp phải triệu chứng chóng mặt và mất thăng bằng, mặc dù đang ngồi yên một chỗ. Ngoài ra, bạn còn cảm thấy bị hoa mắt và ù tai kể cả khi bạn đang ở nơi yên tĩnh và không có gió. Nếu tình trạng này kéo dài, rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ.
  • Mất ngủ thường xuyên: Khi thiếu oxy lên não, bạn sẽ hay gặp phải các vấn đề về giấc ngủ ví dụ như hay gặp ác mộng, tỉnh giấc vào giữa đêm, ngủ bị chập chờn…
  • Các vấn đề về hô hấp: Bạn thường xuyên cảm thấy khó thở, ho, khò khè và thở nhanh.
  • Người cảm thấy bồn chồn, khó chịu và đổ nhiều mồ hôi.
  • Màu da thay đổi rõ rệt.

ddbn

Nếu tình trạng hạ oxy máu không được cải thiện, cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng tím tái. Điển hình là sự thay đổi màu sắc của móng tay, da và niêm mạc. Hội chứng xanh tím da (Cyanosis) được coi là một tình trạng y tế khẩn cấp, và bệnh nhân cần được cấp cứu ngay lập tức, bởi vì Cyanosis có thể dẫn đến suy hô hấp, gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

5.Tác hại của việc thiếu hụt oxy trong máu đối với sức khỏe

Thiếu oxy trong máu là tình trạng suy giảm nồng độ oxy trong máu (độ bão hòa oxy thấp đến 60mm Hg), có thể gây ra tình trạng thiếu oxy ở các tế bào và mô.

Điều sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe như: khó thở, thở khò khè, ho thường xuyên…

Nặng hơn sẽ gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Làm tăng khả năng phát triển bệnh tim và ung thư phổi, cao huyết áp. Thiếu oxy não dẫn đến tai biến mạch máu não… Nồng độ oxy trong máu càng thấp thì mối nguy hiểm càng tăng cao.

Tình trạng suy giảm nồng độ oxy trong máu sẽ diễn biến một cách âm thầm im lặng, đến khi được phát hiện thì nó đã trở nặng và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đây cũng là lý do mà một số bệnh nhân bị nhiễm virus SARS-CoV-2 bị rơi vào tình trạng nguy kịch và dẫn đến tử vong rất nhanh. Bởi vì khi virus bắt đầu tấn công vào phổi thì sự trao đổi oxy đã suy giảm khiến SpO2 hạ thấp. Nhưng do chủ quan và không kiểm tra theo dõi thường xuyên nên không được phát hiện sớm. Đến khi phát hiện bệnh thì lúc này nồng độ oxy trong máy SpO2 đã tụt giảm nghiêm trọng. Vì vậy chỉ trong một thời gian ngắn bệnh nhân đã rơi vào tình trạng nguy kịch.

Vì vậy, đừng xem thường việc kiểm tra nồng độ oxy trong máu SpO2 thường xuyên mỗi ngày.

nồng độ oxy trong máu

6.Phương pháp điều trị tình trạng giảm nồng độ oxy trong máu

Điều trị giảm oxy nồng độ oxy trong máu bao gồm các biện pháp giúp làm tăng nồng độ oxy trong máu. Bằng cách:

  • Điều trị tình trạng bệnh: Điều trị nguyên nhân gây ra giảm oxy là một cách quan trọng nhất và đem lại hiệu quả lâu dài. Đối với người bị hen suyễn hay viêm phế quản. Hãy đưa ngay thuốc qua ống hít để nhanh chóng hít thuốc tới phổi.
  • Liệu pháp oxy: Đối với người bị giảm oxy máu do nhiễm virus SARS-CoV-2 như bệnh COVID-19 thì cần dự trữ bình oxy xách tay. Khi nồng độ oxy giảm xuống dưới 94% cần sử dụng ngay bình oxy để đảm bảo lượng oxy trong máu ở mức độ bình thường. Nếu bị nhiễm COVID-19 và phải tự điều trị tại nhà hãy hỏi cách sử dụng bình oxy để dự phòng trường hợp nồng độ oxy máu giảm thấp để có thể tự sử dụng.

7.Cách ngăn ngừa giảm nồng độ oxy trong máu hiệu quả

Người bệnh hoàn toàn có thể duy trì nồng độ oxy trong máu ở mức bình thường sau khi hồi phục khỏi tình trạng giảm oxy máu. Dưới đây là một số bước có thể thực hiện để ngăn ngừa tình trạng giảm nồng động oxy trong máu hiệu quả:

  • Tập bài tập hít thở sâu: thở mím môi và thở sâu bằng bụng sẽ giúp mở đường thở và tăng lượng oxy hít vào cơ thể
  • Vận động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập bài tập thể dục theo lời khuyên của bác sĩ
  • Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng và lành mạnh
  • Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày

Bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.

nồng độ oxy trong máu

Thiếu oxy trong máu không phải là bệnh có thể chữa trị “một sớm một chiều” được. Chính vì vậy, nếu bạn đang bị căn bệnh này làm phiền. Hãy kiên trì, chủ động thăm khám bác sĩ thường xuyên và thực hiện đúng theo phác đồ điều trị. Để đặt mua các thiết bị y tế hỗ trợ phòng ngừa và điều trị thiếu oxy máu, xin vui lòng truy cập vào website yteaz.com hoặc liên hệ hotline dưới đây để được tư vấn tận tình nhé!

Moi thông tin chi tiết xin liên hệ: https://ytethanhhoa.com/

Hệ thống cơ sở

Hà Nội: Số 35 Thái Thịnh – P.Ngã Tư Sở – Q.Đống Đa – TP. Hà Nội
Hà Nội: Số 33 Ngõ 4 Phương Mai – P.Phương Mai – Q.Đống Đa – TP.Hà Nội
HCM: Số 118 Hòa Bình – P. Hòa Thạch – Q. Tân Phú – TP.HCM
Huế: Số 140 Phan Bội Châu – P.Trường An – TP.Huế

HOTLINE: 18008115 – 0944565656

Xem thêm các dòng máy tạo oxy:

Máy tao oxy Homed 10 Lít
Máy tạo oxy Mixtech
Máy tạo oxy Yobekan
Máy tao oxy Higeem plus
Máy tao oxy Higeem pro

One thought on “Tác hại của việc thiếu nồng độ oxy trong máu? Nguyên nhân,triệu chứng,và cách điều trị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *