NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH HUYẾT ÁP THẤP

Huyết áp thấp là gì ? Những biểu hiện của huyết áp thấp

Biểu hiện và nguyên nhân của bệnh huyết áp thấp

Khi đo huyết áp, bạn sẽ thấy 2 chỉ số phía trên và phía dưới. Với người bình thường, chỉ số huyết áp sẽ ở khoảng 120/80 mmHg. Nếu huyết áp thường xuyên đo được ở mức dưới 90/60 mmHg kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt hàng ngày thì rất có thể bạn đang bị tình trạng của bệnh huyết áp thấp.

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh huyết áp thấp như: thiếu dinh dưỡng kéo dài, phụ nữ bị rong kinh, stress kéo dài, do di truyền, tuổi già, bị một số bệnh gây thiếu máu như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, suy giáp, suy thượng thận…

Các dấu hiệu và triệu chứng huyết áp thấp là gì?

bệnh huyết áp thấp

Khi chỉ số huyết áp giảm quá 90/60mmHg, bạn có thể bắt gặp một số biểu hiện huyết áp thấp như:

  • Mệt mỏi
  • Hoa mắt
  • Chóng mặt buồn nôn
  • Da ẩm và có phần nhợt nhạt
  • Có xu hướng trầm cảm
  • Mất ý thức hoặc mê sảng
  • Nhịp tim đập nhanh
  • Khát nước

Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu huyết áp thấp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

 

Bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Các triệu chứng huyết áp thấp thông thường như chóng mặt, hoa mắt và mệt mỏi rất dễ làm tăng rủi ro chấn thương vật lý do té ngã. Bên cạnh đó, nếu huyết áp thấp không được điều trị hoặc kiểm soát tốt ngay từ đầu, các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là tim và não, sẽ không nhận đủ oxy cũng như dưỡng chất cần thiết. Điều này khiến hàng loạt chức năng bị suy giảm, đồng thời gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan.

 

Chế độ ăn uống giúp hạn chế bị huyết áp thấp

Uống nhiều nước: Mất nước là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng huyết áp thấp. Chính vì vậy để nâng cao chỉ số huyết áp thì bạn nên bắt đầu bằng cách uống nhiều nước hơn. Các chuyên gia khuyến cáo, người bị huyết áp thấp nên uống ít nhất 2 lít nước (từ 8 tới 10 ly) mỗi ngày. sẽ tốt hơn nếu đó là loại nước có bổ sung chất điện giải như nước dừa, nước khoáng, nhưng nên tránh các loại nước chứa nhiều đường như nước ngọt giải khát.

bệnh huyết áp thấp

 

Uống nhiều nước giúp cải thiện huyết áp thấp

– Ăn mặn hơn:

Ăn mặn có thể làm tăng khối lượng máu, đồng thời kéo nhiều nước hơn vào trong lòng mạch từ đó giúp tăng lưu lượng tuần hoàn và cải thiện chỉ số huyết áp. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn lượng muối đưa vào cơ thể phù hợp, nhất là là đối với người cao tuổi.

bệnh huyết áp thấp

Chia nhỏ các bữa ăn:

Sẽ giúp người bệnh hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người bị huyết áp thấp do thiếu máu. Bên cạnh đó, chia nhỏ bữa ăn trong ngày còn giúp hạn chế tình trạng hạ huyết áp sau ăn. Thay vì 3 bữa như trước đây, bạn hay thử ăn làm 6 hoặc 7 bữa với lượng thức ăn ít hơn.

Điều chỉnh các loại thực phẩm ăn hàng ngày:

Một chế độ ăn uống lành mạnh và ít carbohydrate như bột mỳ, bánh mỳ, ngũ cốc nguyên hạt, nên tăng cường thịt nạc, cá, sữa, các loại rau có màu xanh đậm và trái cây… hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường được đánh giá là tốt cho người bệnh huyết áp thấp.

Đặc biệt nên bổ sung Vitamin B12 và folate bởi những vitamin này sẽ góp phần cho việc duy trì một huyết áp khỏe mạnh. Vitamin B12 có nhiều trong cá và các sản phẩm từ phô mai, sữa và sữa chua. Folate có thể được tìm thấy trong các loại rau lá xanh như bông cải xanh và rau bina

Nhiều bằng chứng cho thấy một số loại thực phẩm, gia vị có thể gây hạ huyết áp nếu như dùng không đúng cách. Chẳng hạn như hạt hồi, quế,… có thể làm tăng thêm tình trạng huyết áp thấp, do đó, không nên sử dụng các gia vị này trong các món ăn nếu bạn đã có tiền sử huyết áp thấp.

Nói “không” với bia rượu:

bệnh huyết áp thấp

Rượu bia làm tăng tình trạng mất nước của cơ thể, do vậy người huyết áp thấp không nên sử dụng.

Uống cà phê:

Hoạt chất Caffein trong cà phê có tác dụng co mạch. Nếu sử dụng với số lượng vừa phải có thể giúp tăng huyết áp (không nên sử dụng quá 2 ly một ngày)

 

Có thể nói, huyết áp thấp ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt của chúng ta. Để duy trì tình trạng sức khỏe ổn định, bạn nên quan tâm tới vấn đề bệnh nhân huyết áp thấp nên ăn gì. Ngoài ra, bệnh nhân hãy đi khám định kỳ để theo dõi sức khỏe thật tốt bạn nhé!

Trên đây là những thông tin về biểu hiện,nguyên nhân cũng như chế độ ăn uống cho người huyết áp thấp. Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ giúp ích cho bạn!

Để có thể theo dõi huyết áp mỗi ngày mỗi gia đình nên có một máy đo huyết áp.

Trên thi trường có rất nhiều các máy đo huyết áp khác nhau. Khách hàng cần chọn lưa những nơi uy tín, có đầy đủ giấy tờ và bảo hành rõ ràng. Thiết bị y tế AZ tự hào là đơn vị tiên phong nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy và phân phối tới tay người dùng. Máy được nhập khẩu có đầy đủ giấy tờ, kiểm định và có thời gian bảo hành rõ ràng. Tại đây bạn sẽ đươc nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình. Đảm bảo 100% hàng chính hãng đầy đủ giấy tờ !.

Moi thông tin chi tiết xin liên hệ:https://ytethanhhoa.com/

Hệ thống cơ sở Công ty thiết bị y tế AZ

Hà Nội: Số 35 Thái Thịnh – P.Ngã Tư Sở – Q.Đống Đa – TP. Hà Nội
Hà Nội: Số 33 Ngõ 4 Phương Mai – P.Phương Mai – Q.Đống Đa – TP.Hà Nội
HCM: Số 118 Hòa Bình – P. Hòa Thạch – Q. Tân Phú – TP.HCM
Huế: Số 140 Phan Bội Châu – P.Trường An – TP.Huế

HOTLINE: 18008115 – 0944565656

Xem thêm các dòng máy đo huyết áp :

Máy đo huyết áp bắp tay JPN600
Máy đo huyết áp bắp tay Omron HEM-7120
Máy đo huyết áp bắp tay Omron Hem 8712
Máy đo huyết áp bắp tay tự động HEM-7322

One thought on “NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH HUYẾT ÁP THẤP

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *